
Một tác phẩm đi vào lòng người với những ký ức đau thương về nạn đói năm 1945. Nổi bật lên giữa cảnh thây chất đầy đồng là một chút tình người khiến người đọc hình dung ra thảm cảnh lịch sử Việt Nam trong thảm cảnh năm đó.
1. Tác giả Kim Lân – Người viết truyện giữa nạn đói năm 1945
Vợ nhặt – Nạn đói năm 1945
Xem thêm: Văn mẫu Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
Một sự thật ít ai biết Kim Lân (1920-2007) chỉ là bút danh, còn tên thật của ông là Nguyễn Văn Tài quê ở Bắc Ninh. Ông học hết tiểu học, biết đọc – biết viết sau đó ông vừa làm thơ, vừa viết văn. Năm 1944 ông tham gia cách mạng và có nhiều đóng góp lớn trong việc viết văn, diễn kịch, viết báo để phục vụ kháng chiến.
Thể loại Kim Lân ưa thích nhất là về viết truyện ngắn, các đối tượng thường là người nông dân lấy bối cảnh ở các vùng làng quê nghèo. Do ông sinh ra trong gia đình nghèo khó nên rất thấu hiểu về cuộc sống khốn khổ của người dân.
Kim Lân chia sẻ về tác phẩm vợ nhặt
Trong hoàn cảnh bi đát, mạng sống người dân như cỏ rác, niềm đau khổ tột cùng đến mức chết là giải thoát thì đâu đó vẫn có những con người hy vọng một cuộc sống tốt hơn.
Một điều thú vị được ông chia sẻ đó là tác phẩm :”Vợ nhặt:” nhặt được ra đời ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng bị thất lạc bản thảo đến năm 1954 nhà văn mới viết lại tác phẩm này dựa trên cốt truyện cũ.
2. Trai ế lấy vợ trong hoàn cảnh thây chất đầy đồng
Vợ nhặt – Tình người trong cơn hoạn nạn
Tác phẩm lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 khi người dân chỉ là những cái xác không hồn, vật vờ xung quanh các con đường. Anh Tràng nhân vật chính được miêu tả xấu, nghèo, ế vợ, dở hơi làm nghề kéo xe bò sống với bà mẹ là cụ Tứ.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Bà Cụ Tứ trong Vợ Nhặt
Mở đầu tác phẩm là cảnh tang thương không buổi sáng nào: “Người trong làng đi chợ đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”
Chỉ bằng vào vài dòng ngắn ngủi tác giả đã cho người đọc cảm nhận được nỗi thống khổ, đáng sợ của nạn đói. Bức tranh làng quê nghèo đói, bẩn thỉu, ẩm mốc với những người đói vật vờ, người chết nằm khắp nơi, cuộc sống của mọi người đang trên bờ vực cái chết. Trong hoàn cảnh như vậy anh Tràng và Thị đã gặp nhau.
Nhà văn đã miêu tả Thị không tên, không tuổi, không gia đình, không quê quán, ngồi trước kho thóc.
Tiếp theo đó là màn nên duyên vợ chồng chẳng giống ai của cặp đôi này.
Lần thứ nhất gặp nhau khi anh Tràng đang đẩy xe bò lên dốc anh có hò một câu:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này !
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì !
Nghe hắn hò thế mấy cô gái đứng đó đã đẩy Thị ra với hắn và Thị đã giúp hắn cùng nhau đẩy xe bò.
Ở lần gặp thứ nhất này Kim Lân đã miêu tả Thị rất rõ đó là có điệu bộ cong cớn, liếc mắt, cười tít, sức sống vẫn còn.
Lần thứ hai gặp nhau Thị đã là một con người khác, giống như bao người ở xung quanh với bộ dạng đói, quần áo tả tơi, gầy gò. Thị đứng trước mặt hắn mặt mày sưng sỉa lên án hắn là người điêu. Sau đó hắn mời thị ăn, Thị ăn một mạch bốn bát bánh đúc sau đó theo hắn về nhà và nên duyên vợ chồng.
Qua hai lần gặp gỡ số phận của hai người đã đến với nhau, người đọc cảm nhận thấy rõ sao mà lại bi hài, đau đớn đến vậy. Giữa cảnh hoang tàn, người chết nằm đầy đường, người đói vật vờ lang thang khắp nơi thì anh Tràng lại nhặt được vợ.
Tiếp theo là phần mẹ chồng nàng dâu gặp gỡ. Có lẽ cụ Tứ mẹ của hắn cũng chẳng bao giờ nghĩ ra được con mình lại có vợ trong hoàn cảnh éo le thế này. Nhưng trên tất cả cụ đã mở rộng tấm lòng đón nhận nàng dâu vào cửa: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”
Một pha nhận con dâu đầy tình người, một cuộc hôn lễ mà chẳng hề có cau, trầu, bà mối nhưng trên hết người đọc cảm nhận được tình người. Bà cụ thương con lắm, bà dành nhiều lời động viên cho đôi vợ chồng lạ đời này. Tính nhân văn được thể hiện rõ hơn bao giờ hết, người nông dân Việt dù phải đối mặt với cái chết, khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần họ vẫn sẵn sàng san sẻ tình cảm, miếng ăn cùng nhau vượt khó khăn.
Món chè khoán đãi nàng dâu mới cho thấy tính nhân đạo, tình thương người được thể hiện rõ ràng nhất. Trong bữa cơm đó bà Tứ đã hào hứng nói về một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người, nào là gà, nhà cửa gọn gàng.
Tình người, một thứ xa xỉ trong nạn đói đã đến với mái nhà của gia đình anh Tràng. Bà Tứ đã thỏa nguyện bấy lâu nay vì nhà nghèo, xót xa, thương con lắm mà chẳng có cô nào chịu lấy. Người ta coi lấy vợ là niềm vui của gia đình còn mình thì không biết chúng nó có vượt qua được nạn đói khát không?
3. Cảm nhận của người đọc
Đọc từ đầu đến cuối đa số mọi người cảm nhận được cuộc sống như ngọn đèn trước gió của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Tác giả đã khéo léo truyền tải tình người, tính nhân văn trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó. Sự đồng cảm, thấu hiểu và trên hết chính ông cũng trải qua nạn đói đó, chứng kiến đồng bào nằm xuống trong cảnh đói khát đã làm nên một tác phẩm chân thật về nạn đói.
Bên cạnh đó giữa cái chết đang bao phủ khắp xóm làng người đọc vẫn cảm nhận được hơi ấm tình người, niềm khao khát được sống và quan trọng nhất là ánh sáng cách mạng đã cho nhân dân một hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn trong hình ảnh: “Đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”