
Truyện số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm kinh điển trong làng văn học Việt Nam. Có lẽ đây là truyện có một không hai đi vào tâm trí của người đọc và đọng lại trong suốt cuộc đời.
1. Nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) ông sinh ra ở Hưng Yên nhưng lớn lên và qua đời tại Hà Nội. Tác giả là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng trong những năm đầu thế kỷ 20.
Với tư cách là nhà văn ông đã có nhiều tác phẩm hay, gây tiếng vang lớn khi xuất bản. Năm 1936 mọi người đều biết đến ông với 4 tác phẩm xuất hiện trên các báo và thu hút sự quan tâm của công chúng. Các cuốn tiểu thuyết :”Số đỏ, Làm đĩ, Giông tố, Vỡ đê:” phản ánh chân thực cuộc sống thời bấy giờ trong đó :”Số đỏ:” là tác phẩm thành công nhất làm nên tên tuổi của ông.
Vũ Trọng Phụng có lẽ là nhà văn độc nhất bị chính quyền Pháp gọi ra tòa vì lỗi :”Tổn thương phong hóa:” và các tác phẩm của ông bị cấm xuất bản do :”Tác phẩm suy đồi:”. Đến những năm 1980 các tác phẩm của ông mới được chính thức lưu hành.
Văn mẫu: Nét nghệ thuật đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.
– Nhà báo Vũ Trọng Phụng – Ông vua phóng sự đất Bắc
Các phóng sự nổi tiếng như :
– Cạm bẫy người
– Kỹ nghệ lấy Tây
– Cơm thầy cơm cô,
– Lục sì
Đã giúp ông đạt danh hiệu :”Ông vua phóng sự đất Bắc:”.
Xung quanh sự nghiệp của ông thì sự tranh cãi luôn diễn ra về các tác phẩm tiểu thuyết, phóng sự :”Dâm hay không dâm:”.
Ông ra đi khi mới 27 tuổi trong cuộc sống nghèo khó do căn bệnh lao phổi hiểm nghèo.
2. Số đỏ – Bức tranh biếm họa về xã hội âu hóa
Số đỏ – Sự suy đồi về đạo đức, lối sống
Nhân vật chính là Xuân tóc đỏ là đứa cô nhi, lưu manh sống ở đầu đường xó chợ. Xuân bị cớm bắt do lỗi nhìn lén người ta thay váy và cũng từ đây cuộc đời của hắn được sang trang với thần may mắn chiếu cố.
Đầu tiên Xuân được bà Phó Đoan bảo lãnh và giới thiệu đến làm cửa hàng Âu Hóa của vợ chồng Văn Minh.
Số phận đã sắp đặt khiến con đường số đỏ của Xuân ngày càng rực rỡ. Với những bài thuốc lậu đã làm nên đốc tờ Xuân để tạo mối quan hệ với giới thượng lưu. Sau đó Xuân quen được cô Tuyết con của cụ cố Hồng và khiến nàng :”Say như điếu đổ:”. Và do vô tình làm cụ cố tổ chết mà Xuân được cả gia đình mang ơn.
Số phận cũng mỉm cười khiến Xuân tóc đỏ lọt vào chung kết giải quần vợt trong dịp vua Xiêm đến Bắc Kỳ bằng cách hãm hại 2 đối thủ nổi tiếng. Trong trận chung kết vì mối giao hòa với nước bạn nên Xuân phải thua và có bài phát biểu hùng hồn trước đám đông với lý do thua là hy sinh cho đất nước. Nhờ vậy Xuân được tung hô là một anh hùng, được mời tham dự vào nhiều hội nhóm và được làm rể nhà cụ cố Hồng.
3. Các nhân vật chính làm nên thành công cho số đỏ
Số đỏ – Những nhân cách dị dạng, tha hóa
Có thể nói tất cả các nhân vật được miêu tả rõ ràng bằng ngòi bút chân thực trong truyện đã tạo nên một tác phẩm để đời.
3.1. Xuân tóc đỏ
Nhân vật chính với xuất thân thấp hèn, mồ côi, sống đầu đường xó chợ, làm đủ các nghề để sống và số phận đã mỉm cười với hắn với một loạt diễn biến không tưởng để trở thành người có vai vế trong xã hội.
3.2. Bà Phó Đoan
Một góa bụa 2 đời chồng với mong muốn là thèm bị hiếp. Chính vì vậy khi Xuân bị bắt do nhìn lén một cô đầm thay váy bà đã đến bảo lãnh từ đó cuộc đời Xuân đã sang trang.
3.3 Cô Hoàng Hôn
Với triết lý kinh điển :”Có chồng thôi mà không có nhân tình? Thế là hèn, là xấu, là không có đức hạnh gì cả, không có thông minh nhan sắc gì cả nên chẳng ma nào nó thèm chim:”. Cho đến tận ngày nay mọi người vẫn thuộc lòng cái triết lý đó khi nhắc đến Xuân tóc đỏ.
3.4 Cụ cố Hồng
Hậu thế ai cũng biết đến câu nói mang tính biểu tượng của cụ :”Biết rồi, khổ lắm, nói mãi:” với ước muốn lớn nhất đó là cụ cố tổ mau đi đời nhà ma.
3.5 Vợ chồng Văn Minh
Chủ tiệm may Âu Hóa bán y phục nhằm phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp với mong ước lớn nhất là Âu Hóa xã hội.
3.6 Ông Típ Phờ Nờ (TYPN)
Một nhà mỹ thuật Đông Dương, ông cai thợ may, ký tên ở các mục báo phụ nữ là TYPN một ông chồng luôn áp chế vợ mình.
3.7 Ông Phán mọc sừng
Ông chồng quốc dân này luôn muốn mọi người biết vợ mình đi ngoại tình với trai.
Còn rất nhiều nhân vật được nhà văn miêu tả chi tiết, cặn kẽ trong truyện như cô Tuyết ngây thơ, cậu Phước em chã, ông Joseph Thiết…Tất cả đều làm nên một bức tranh hiện thực, trào phúng, chân thực về xã hội với những kẻ hợm hĩnh, lố bịch.
4. Đánh giá về Số đỏ
Nếu hỏi tôi nhận xét về :”Số đỏ:” thì câu trả lời sẽ là:
– Kinh điển trong kinh điển
Vào đầu những năm thế kỷ 20 trong thời đại thực dân Pháp cai trị với những luật lệ hà khắc mà tác giả dám đưa ra những nhân vật với tính cách trời đánh như vậy. Việc tác phẩm bị cấm không cho lưu truyền đến mãi những năm 1980 mới được xuất bản đã cho thấy giọng văn tả thực, trào phúng, đả kích những kẻ trưởng giả học làm sang trong xã hội phong kiến.
Ngày nay tác phẩm vẫn giữ nguyên vẹn giá trị của nó. Có thể nhiều người chưa đọc nhưng chắc chắn một điều là các nhân vật cùng những câu nói để đời được mọi người học thuộc lòng và dùng luôn trong cuộc sống hàng ngày.
– Số phận mỉm cười với me xừ Xuân
Đỏ như Xuân tóc đỏ có lẽ chỉ xuất hiện trong những cuốn tiểu thuyết giả tưởng. Tác giả đã miêu tả cuộc đời nhân vật chính một cách chân thật từ lúc nhỏ đến khi thành danh gói gọn trong những từ ngữ như lưu manh, đầu đường, khốn nạn… đến khi được xưng là đóc tờ, me xừ, nhà cải cách…và gói gọn trong số phận đỏ ơi là đỏ.
– Bóc trần bộ mặt thật tầng lớp tiểu tư sản
Những người luôn xem mình là khác biệt với bọn dân đen, mỗi người một tính cách, suy nghĩ khác nhau nhưng có một điểm chung của tầng lớp này là sự tha hóa đến trần trụi và ghê tởm từ lối sống đến cách suy nghĩ.
– Tiếng cười trào phúng đến đắng lòng
Với những nhân cách dị dạng các nhân vật đã bộc lộ bản thân mình mang lại tiếng cười chua chát cho một thời kỳ lịch sử đen tối.
Bà Phó Đoan và cô Hoàng Hôn hai người đã mất đi nhân cách và truyền thống của phụ nữ.
Gia đình cụ cố Hồng với mong muốn cụ cố tổ mau chết để làm đám tang thật to cho mọi người biết rằng mình là con hiền cháu thảo.
Văn Minh con trai cụ Hồng với mong muốn Âu Hóa xã hội bằng những bộ trang phục phô ra bộ phận kín đáo phái đẹp bằng những cái tên như: ỡm ờ, ngây thơ, dậy thì, nữ quyền…
Và trên hết là một đám ma dị thường nơi cô cháu Tuyết có thể xóa bỏ lời đồn hư hỏng bằng trang phục hở nửa vú. Ông Phán mọc sừng được dịp khóc to vì được cụ Hồng cho thêm tiền. Nam thanh nữ tú đi trong đám tang chim nhau, đưa tình với nhau. Quan khách thì khoe huy chương gắn đầy trên ngực. Người dân đổ ra đường để xem, bình phẩm làm dòng người đưa tang sung sướng hẳn ra.
Số đỏ đã khẳng định mình là một tác phẩm thành công nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Bằng vào văn phong miêu tả thật, sâu cay tác giả đã cho mọi người thấy một bức tranh suy đồi về đạo đức lẫn cách sống của tầng lớp tiểu tư sản những năm đầu thế kỷ 20.