Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying). Phụ huynh thời 4.0 cần phải làm gì?

Bạn có biết? 40% trẻ vị thành niên từ 8-17 tuổi trên thế giới đang bị vướng vào tình trạng bắt nạt trên mạng ( Theo khảo sát của Microsoft năm 2012)

Bắt nạt trên mạng là gì?

Bắt nạt trên mạng (Cyberbullying). Là hành vi có ý đồ hãm hại và được lặp đi lặp lại nhằm tổn thương người khác bằng các thiết bị điện tử thông qua bất cứ môi trường mạng nào. Mà người dùng có thể vào xem, tham gia bình luận, chia sẻ lại nội dung. Những nội dung mang tính tiêu cực hay độc ác nhằm làm cho đối tượng bị bắt nạt cảm thấy hổ thẹn, đau khổ hay nhục nhã….

Nguyên nhân dẫn đến Cyberbullying – Bắt nạt qua mạng

Ngày nay có một quốc gia không biên giới mang tên Internet. Như một xã hội thực, nó có hay có dở, có tốt có xấu, có xây có phá , có lợi có hại. Người hiểu biết cách vận hành của quốc gia này sẽ khai thác tối đa sự lợi hại vào các mục đích mang tính cá nhân hoặc có tổ chức.

Việc bắt nạt, khủng bố trên mạng nguy hiểm hơn rất nhiều lần ngoài đời thực vì người bắt nạt có thể che giấu thân phận, và thường xuyên bắt nạt và lôi kéo đám đông bắt nạt rất nhanh.

Nguyên nhân có thể rất đơn giản là để thể hiện bản thân. Để dằn mặt, hoặc được thuê bắt nạt ….Bắt nạt được tiền ….

Như thế nào thì được coi là bị bắt nạt trên mạng?

Lấy ví dụ đơn giản việc xử dụng mạng xã hội như Facebook. Tự nhiên có một người lạ hoắc nhảy vào bình luận một lời chê bai, nói lời khó nghe… làm bạn thấy bực dọc.giận dữ, có khi mệt mỏi cả ngày . Như vậy chẳng phải bị bắt nạt thì là gì? Thử nghĩ xem bạn đã từng là nạn nhân bao giờ chưa. ( Bạn đã vô tình bắt nạt ai chưa?)

Hậu quả của Cyberbullying

Bạn có biết? Số lượng trẻ em bị ăn cắp nhân thân số trên mạng gấp 35 lần so với người lớn. ( Theo báo cáo của Allclear ID)

Lộ clip nóng, dìm hàng, khủng bố tin nhắn, chế ảnh , quấy rối thị giác… Đều đánh vào tâm lý của nạn nhân. Trẻ em bị bắt nạt thường dễ bị bệnh tâm lý như chán nản, trầm cảm, tâm thần, có khi còn dẫn đến tự tử.

Khi bị bắt nạt mãi hậu quả rất tàn nhẫn và dai dẳng. Nạn nhân sẽ chống trả, bắt nạt lại. Có bạn muốn khẳng định bản thân từ chỗ bị bắt nạt chuyển sang đi bắt nạt người khác, dần dần trở thành một người tiêu cực của xã hội lúc nào không hay….

Phụ huynh thời 4.0 cần làm gì để giúp con khỏi vấn nạn bắt nạt online.

Bạn có biết? Trên 90% người tham gia nghiên cứu cho biết. Họ không biết nhiều về cách bảo vệ bản thân trên mạng. Trong đó 11,5% cho biết họ hoàn toàn không biết gì. ( Báo cáo của Mozilla 2017)

Trong thế giới của internet, việc không hiểu biết về cách vận hành và những nguyên tắc bảo mật cơ bản. Đồng nghĩa với việc bạn bị bắt nạt hoặc mất tiền. Theo tác giả Nguyễn Phi Vân ( Tác giả cuốn sách Tôi – tương lai & Thế giới). Có 8 kỹ năng sống số mà mọi người nên học để vận hành một cuộc đời sống số dưới dây:

Hình ảnh công dân số

Thế nào là công dân số? Biết chơi Facebook, zalo có được gọi là công dân số không? Xin trả lời là khi bạn sử dụng bất cứ một dịch vụ nào liên quan đến mạng, kỹ thuật số. Bạn đã là một công dân trong cái quốc gia internet hơn 7 tỷ người rồi. Các bậc làm cha mẹ hay bất cứ ai cũng đều nên tìm hiểu về cuộc sống số. Đồng thời dậy con khả năng xây dựng và quản trị hình ảnh số của mình sao cho phù hợp với con người offline (trong xã hội thật) của bạn.

Quản trị thời gian online

Ngoài tự quản trị thời gian của mình, các bậc cha mẹ hãy giúp con cái quản trị thời gian online , thời gian làm việc kết hợp giữa online và offline hay thời gian tương tấc online với người khác

Quản trị khủng bố

Khả năng nhận biết và phát hiện các trường hợp bắt nạt online và biết cách giải quyết những tình huống này.

Quản trị an toàn trên mạng

Khả năng bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng các sử dụng mật mã hoặc phần mềm VPN. Quản trị và giải quyết các trường hợp tấn công trên mạng

Quản trị thông tin cá nhân

Không phải thông tin gì cũng đưa lên mạng, quản lý thông tin cá nhân của mình, của người khác trước khi đưa lên.

Tư duy phản biện

Khả năng này cực kỳ quan trọng để phát hiện những thông tin thật giả, nội dung tốt hay xấu. Hoặc người nào là đáng tin và kẻ nào đang lợi dụng và đáng nghi ngờ

Lịch sử số

Đây là khả năng thấu hiểu lịch sử số vận hành và những hậu quả nó mang lại cho cuộc sống thật của mình. Một hành động xấu trên mạng có thể lưu lại vĩnh viễn. Qua đó bạn biết cách quản lý có trách nhiệm lịch sử thông tin số của bản thân.

Khả năng cảm thông số

Khả năng hiểu cảm xúc của bản thân và thông cảm với cảm xúc của người khác trên mạng.

Trên đây là những thông tin tổng quan về vấn nạn bắt nạt trên mạng mà thế hệ Z ( Các bạn sinh năm 2000 trở đi) đang gặp phải. Rất mong quý phụ huynh thời 4.0 lưu tâm, để giúp con mình sống một cuộc đời kỹ thuật số. Hãy bình luận hoặc chia sẻ để nhiều người biết hơn.

Hiếu NX
Hiếu NX

Hiếu NX tên thật là Nguyễn Xuân Hiếu. Từng tốt nghiệp cử nhân ngành công nghệ điện tử viễn thông. Anh ấy làm việc trong lĩnh vực digital marketing, yêu thích khởi nghiệp, đam mê Vịnh Xuân Quyền.

1 bình luận
  1. […] Bị nắt nạt trên mạng hay rủi do trên mạng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như các bố mẹ biết cách. Nhưng do cuộc sống hiện đại, điện thoại di động thông minh rất phổ biến. Trong khi người lớn tuổi lại có ít thời gian cho con cái hơn. Thì đa số những tình huống quấy rối đều xảy ra trước khi bố mẹ phát hiện. Nếu phát hiện con trẻ bị quấy rối. Các bậc phụ huynh hoặc học sinh hãy gọi tổng đài bảo vệ trẻ em 111 để được các chuyên gia tư vấn. Ngoài ra trong khi chờ đợi cục bảo vệ trẻ em đưa ra hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến. Các phụ huynh nên tham khảo những gợi ý sau. […]

Để lại lời nhắn

✔ Xuân Hiếu
Logo
Giỏ hàng