Trình bày quan điểm của anh (chị) về câu nói của Tago: “ Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của anh chị về quan niệm của Tago “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”

Tình yêu là một đề tài muôn thuở thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà văn, nhà thơ. Bằng tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của thi nhân, các nhà thơ đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau về tình yêu, mang đến những cái nhìn đa dạng, tinh tế về chủ đề dường như muôn thuở ấy. Hay nói cách khác, bằng những rung động nhạy cảm, các nhà thơ đã làm cho tình yêu hiện lên trong các áng thơ văn luôn mới mẻ, dạt dào những cảm xúc dạo rực, tươi mới. Nhà thơ nổi tiếng Ta- go khi bàn về tình yêu đã thể hiện một quan niệm mới mẻ dựa trên cơ sở trải nghiệm thực tiễn của chính con người “Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”.

Cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, màu sắc bởi ở đó có tình yêu, đó là sự rung cảm giữa con người với con người trên cơ sở của những thấu hiểu, của những mối đồng cảm, yêu thương sâu sắc. Tình yêu làm cho con người trở nên tươi vui, rộn ràng những cảm xúc dạt dạt, thắm thiết. Tình yêu còn có sức cảm hóa, thay đổi con người theo hướng tích cực. Chẳng những vậy mà tình yêu được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống của con người.

Trình bày quan điểm của anh (chị) về câu nói của Tago: “ Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”
Trình bày quan điểm của anh (chị) về câu nói của Tago: “ Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”

Con người không thể sống mà không yêu, khi không biết rung cảm trước những con người, con tim không lay động trước một ai đó thì cuộc sống của con người đó sẽ trở nên vô cùng nhạt nhòa, không có những điểm nhấn trong cuộc sống của mình. Không có tình yêu, con người cũng trở nên đơn độc, lẻ loi và một lúc nào đó con người sẽ nhận thấy sự vô nghĩa trong cuộc sống của mình. Nhận thức được vai trò quan trọng của tình yêu đối với cuộc sống của con người, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng phát biểu:

“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”

Tình yêu cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, đối với sự cảm nhận của mỗi người thì khái niệm này cũng có sự khác nhau, trước hết là khác nhau trong nhận thức, trong cách biểu đạt. Ngay bản thân của các nhà văn, nhà thơ cũng có những cách cảm nhận rất khác, rất riêng biệt về tình yêu, đây cũng chính là lí do vì sao có rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu nhưng tình yêu ấy vẫn mới mẻ đối với độc giả. Nhà thơ tình nổi tiếng của Ấn Độ, Tago đã từng phát biểu suy nghĩ của mình về tình yêu “ Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau”.

Quan niệm của nhà thơ Tago đã khái quát được phần bản chất của tình yêu, theo nhà thơ thì tình yêu được nảy nơ, đơm trái trên cơ sở của sự thấu hiểu lẫn nhau, đây là một quan niệm đúng đắn, bởi giữa hai con người để phát sinh tình cảm yêu thương thì trước hết cần phải hiểu nhau. Nếu như khi mới bắt đầu gặp gỡ, con người có thể yêu bởi diện mạo bề ngoài hay những hành động nào đó. Nhưng tình yêu chỉ thực sự xuất hiện khi hai người đã có những am hiểu nhất định về đối phương, đó cũng chính là gốc rễ, cội nguồn của một tình yêu vĩnh cửu.

Hiểu được nhau thì giữa hai người yêu nhau sẽ tạo được một sợi dây gắn kết vô cùng chặt chẽ, khó bị tác động bởi ngoại cảnh, bởi khi ấy thì tâm hồn giữa hai con người đã có sự đồng điệu, tương thông còn được gọi với một thuật ngữ khác, đó chính là “thần giao cách cảm”. Hiểu nhau thì hạn chế được những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến trong quan hệ yêu đương. Bàn về vấn đề tình yêu, nhà thơ Xuân Diệu cũng từng bộc lộ những trăn trở, suy tư về khái niệm của tình yêu:

“Đố ai định nghĩa được tình yêu
Có khó gì đâu một buổi chiều
Gặp cô em gái xinh xinh ấy
Rồi thương rồi nhớ thế là yêu”

Theo như Xuân Diệu, tình yêu được nảy nỡ tình cờ, tự nhiên nhất, đó là những rung cảm của con tim, khi gặp được đối tượng mà ta thầm thương thì khi ấy tình yêu nảy nở. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu cũng trong sáng, hồn nhiên như chính tình cảm của những con người lần đầu biết yêu. Cùng là đưa ra định nghĩa về tình yêu nhưng Xuân Diệu đi khai thác vào cảm xúc đầu tiên khi tình yêu chớm nở, còn nhà thơ tago lại đi khái quát về bản chất của tình yêu trên những trải nghiệm của bản thân mình.

Tuy nhiên, ta cũng thấy được cách định nghĩa tình yêu của nhà thơ Tago có phần hơi phiến diện và chưa bao quát được đầy đủ bản chất thực sự của tình yêu. Bởi sự hiểu hiểu nhau ở đây đặt trong bối cảnh khác nhau thì cũng mang những ý nghĩa khác nhau. Ở những người bạn thân cũng có sự thấu hiểu, đồng cảm với nhau, nhưng đó không phải là tình yêu, bố mẹ cũng hiểu con cái nhưng đó là tình yêu, khác hẳn với tình yêu trong tình yêu của đôi lứa. Ở đây ta không phủ nhận quan điểm của Tago mà chỉ nhận định quan niệm ấy chưa thể bao quát chính xác được bản chất của tình yêu

Tình yêu là một phạm trù vô cùng rộng, tình yêu có thể biểu hiện bằng những hành động, lời nói. Đó là khi ta nhận thức được tình yêu một cách trực tiếp, nhưng tìn yêu cũng ẩn chứa biết bao nhiêu điều thầm kín, bí mật. Chưa một ai có thể tự tin khẳng định rằng mình đã hiểu được toàn bộ về tình yêu. Trong tình yêu luôn có những điều bí mật, những khoảng trầm lắng thôi thúc người ta trăn trở suy tư, cũng chính vì vậy mà tình yêu tuy quen thuộc nhưng luôn mới mẻ trong trái tim mỗi con người đang yêu. Thể hiện những trăn trở về tình yêu, nhà thơ Xuân Quỳnh trong tác phẩm “sóng” cũng đã thể hiện sự băn khoăn về cội nguồn của tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

Tình yêu rộng lớn không bao giờ có thể thấu hiểu được hết, nếu chỉ định nghĩa tình yêu là sự hiểu nhau thì đó chưa đủ, bởi trong thực tiễn của chúng ta, liệu có ai hiểu được chúng ta hoàn toàn, ngay chính bản thân chúng ta cũng không thể hiểu hết mình. Cuộc sống cũng tồn tại rất nhiều những điều bất thường, không thể tránh khỏi những lúc mâu thuẫn, bất đồng, khi ấy dù có yêu nhau, có thấu hiểu thì cũng ít nhiều bị cái tôi cá nhân chi phối, tác động. Trong thực tiễn, bất cứ tình yêu nào cũng sẽ xảy ra những xung đột, không phải họ không yêu, cũng không phải không hiểu tính cách của nhau, nhưng trong những bối cảnh nhất định họ không thể hành động theo sự điều khiển của lí trí mà chịu sự chi phối của cái bản năng.

Sự không thấu hiểu vẫn xảy ra trong tình yêu, trong bài thơ “Em bảo anh đi đi” thể hiện được sâu sắc về sự bất đồng này:

“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay”

Như vậy, ta có thể khẳng định câu nói của Tago “Tình yêu chính là sự hiểu nhau” là một quan niệm đúng đắn, nhưng chưa toàn diện. Chỉ có sự hiểu nhau thôi cũng chưa đủ để duy trì mối quan hệ yêu đương, tình yêu đó còn cần chút cảm thông, sự hi sinh, lắng nghe và trên hết phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Phạm trù hiểu nhau rất rộng, vì vậy khẳng định hiểu nhau là tình yêu thì ta cũng rất dễ nhầm lẫn sang các mối quan hệ khác.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

YÊU

YEU

TÌNH YÊU

XUÂN DIỆU

TAGO

Related Posts