Tình thương…của chị Dậu được thể hiện như thế nào trong văn bản Tắt đèn?

Đề bài: Tình thương…của chị Dậu được thể hiện như thế nào trong văn bản Tắt đèn?

Đoạn trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố không chỉ tái hiện lại một cách chân thực xã hội nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, mà còn tái hiện rõ nét tình cảnh đáng thương của người nông dân Việt Nam khi bị đẩy đến con đường cùng, họ đã phản kháng mạnh mẽ thể hiện sự phẫn uất trước xã hội bóc lột đầy bất công. Nội dung này được thể hiện thông qua nhân vật chị Dậu.

Chị Dậu trước hết nổi bật lên đó là một con người giàu tình thương, giàu trách nhiệm. Gia đình chị Dậu là gia đình nghèo nhất trong làng Đông Xã, Ngô Tất Tố đã thể hiện hoàn cảnh này qua một câu khẳng định: “Gia đình chị Dậu thuộc loại nhất nhì trong hạng cùng đinh”. Nghèo khổ là vậy lại thêm nạn thuế đinh khiến cho chị phải chạy vạy khắp nơi để cứu anh Dậu đang bị bọn chúng bắt và tra tấn ngoài đình. Trong xã hội xưa, thuế má là một thứ ám ảnh khủng khiếp bởi nó có thể đẩy con người ta đến bước đường cùng của sự bi thảm. Đã có những câu thơ viết về thực cảnh này như sau:

“Ôi nhớ những ngày nào thuở trước

Xóm làng ta xơ xác héo hon

Nửa đêm thuế thúc trống dồn

Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy”

Là người vợ thương chồng, người mẹ thương con nhưng hoàn cảnh ép buộc, không còn cách nào khác chị Dậu đành phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế để lấy tiền cứu anh Dậu. Với tư cách của người vợ, chị là người vợ thương chồng, hết lòng vì chồng, điều này được thể hiện qua sự ân cần, những lời động viên khuyên bảo để anh Dậu : “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”

Trước hành động đầy bạo lực với anh Dậu dù chị dậu đã hết nước cầu xin bọn người nhà Lí trưởng, quá phẫn uất với sự tác oai tác quái của bọn cường hào cùng tình thương dành cho anh Dậu đã khiến chị vùng lên, đánh lại bọn người nhà Lí trưởng: “mày trói chồng bà, bà cho mày xem”.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHỊ DẬU

TẮT ĐÈN

TỨC NƯỚC VỠ BỜ

NGÔ TẤT TỐ

 

Related Posts