Tác giả và người đọc trong tác phẩm văn chương – Văn lớp 12

Đề bài: Tác giả và người đọc trong tác phẩm văn chương – Văn lớp 12.


Trong xã hội của chúng ta, mọi sự tiếp nhận đều phải ở thế cân bằng, có người bán thì phải có người mua, có người cung thì phải có người cấp. Tác giả và độc giả cũng nằm trong mối quan hệ như vậy. Tác giả và độc giả có quan hệ đồng đẳng ngang hàng với nhau, tác động đến giá trị của tác phẩm. Họ giao tiếp với nhau qua tác phẩm văn học.


Trước hết, tác giả là những người sáng tạo và sáng tác ra văn chương. Họ là người khám phá và phát hiện những phạm vi đời sống hiện thực có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và dùng những phương thức nghệ thuật để biến nội dung đời sống đó thành một tác phẩm văn học có ý nghĩa. Họ gửi gắm tư tưởng và tình cảm của mình trong các tác phẩm mà họ sáng tác. Nhà văn cũng giống như một nhà tư tưởng và một nhà tâm lý. Họ có sứ mệnh mang đến những bài học về cuộc sống cho người đọc. Họ sáng tạo nên tác phẩm và xây dựng những giá trị của tác phẩm mình.

Khi tác phẩm thật sự xuất sắc thì sức sống của nó sẽ vượt qua cả thời gian và không gian. Kể cả khi những nhà văn đó không còn thì tác phẩm của họ vẫn trường tồn. Để trở thành một tác giả thì phải có sản phẩm là những đứa con tinh thần. Một tác giả giỏi sẽ có thể làm nên một tác phẩm xuất sắc, một tác phẩm xuất sắc cũng có thể làm nên tên tuổi của một tác giả mà trước đó chưa ai biết đến họ. Tác phẩm của họ phải đạt được cả ba giá trị của văn chương là nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục. Nếu để kể tên những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam thì ta có thể kể đến Nguyên Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tô Hoài, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Khoa Điềm…Các tác phẩm của họ đến ngày nay vẫn con nguyên những giá trị nhận thức giáo dục và thẩm mỹ.


Thứ hai là người đọc, có thể hiểu người đọc là người tiếp nhận tác phẩm – đứa con tinh thần của tác giả. Người đọc có vai trò lớn trong việc quyết định tác phẩm đó trường tồn hay không. Có thể nói người đọc là người hiểu và cảm nhận một tác phẩm văn chương.

Họ đồng cảm với nhân vật, hóa thân vào nhân vật để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Người đọc giao tiếp với tác giả qua tác phẩm. Khi đọc tác phẩm người đọc hiểu được tư tưởng và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong đó. Chính vì thế mà người đọc có thể thích đọc văn của một tác giả này hay không thích đọc văn của tác giả kia. Có một điều đặc biệt là ki người đọc tiếp nhận văn bản thì xảy ra hiện tượng “cái chết của tác giả”. Thực tế có một trường hợp cô giáo giao một bài cảm nhận văn về, tác giả của chính bài văn ấy giảng dạy ý nghĩa của tác phẩm mình làm nên nhưng khi cậu học sinh có cha là tác giả đó lại bị cô phê là chưa hiểu đúng ý tác giả. Ở đây khi cô giáo cảm nhận tác phẩm ấy không hề chú ý đến tác giả là ai. Người đọc khi cảm nhận tác phẩm cũng vậy, họ chỉ biết tên của nhà văn. Họ hiểu và cảm văn bằng những kiến thức và tình cảm cá nhân của mình. Vì thế một tác phẩm có thể có nhiều cách hiểu nhưng cách hiểu hợp lí nhất sẽ là cách hiểu đúng.


Có thể nói tác giả và người đọc có quan hệ mật thiết với nhau, không phải đơn giản là mối quan hệ người sáng tác và người tiếp nhận mà nó còn là quan hệ đồng đẳng cùng sáng tạo nên những giá trị của tác phẩm. Tác giả sáng tác tác phẩm có giá trị, người đọc cảm nhận theo tình cảm và hiểu biết của họ và cũng sẽ khẳng định hoặc phát hiện được nhiều giá trị khác cũng nằm trong tác phẩm đó.

 

Related Posts

Exit mobile version