Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận

Đề bài: Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận.


I. Kiến thức cơ bản
Trong một văn bản nghị luận thông thường cần có luận điểm chính, luận cứ và lập luận. Như vậy để hiểu hơn về những đặc điểm của văn nghị luận ta nên đi vào văn bản cụ thể để xác định rõ hơn.


1. Luận điểm là gì?
a) Văn bản Chống nạn thất học:
– Luận điểm chính: Tình trạng dân trí chung của xã hội lúc bấy giờ và mức độ cần thiết của việc học đối với tất cả người dân.
– Các câu trong bài thể hiện luận điểm là:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+  "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."


-> Đây là những câu thể hiện được chủ đề chính của văn bản, thông qua nó mà người đọc có thể hiểu được nội dung của toàn bài.
-> Luận điểm là những ý chính, những ý chung nhất của một văn bản nghị luận được đề cập tới.


2. Luận cứ
Trong văn bản “Chống nạn thất học” để chứng minh cho luận điểm được đưa ra tác giả đã sử dụng hệ thống những lý lẽ xác đáng nhất cùng với các dẫn chứng. Nếu một văn bản nghị luận dù có luận điểm chính thu hút đến mấy nếu không dùng những lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục chứng minh cho luận điểm được đưa ra thì đó cũng không được coi là một văn bản nghị luận thành công.

soan bai dac diem cua van ban nghi luan


– Các luận cứ, dẫn chứng được đưa ra:
+ Tình trạng nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ trước cách mạng tháng Tám phải dưới sự đô hộ, kìm kẹp của thực dân Pháp là: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ);
+ Trước tình trạng đó việc học là một vấn đề cấp bách cần được tiến hành để xây dựng nên một đất nước mới, bộ mặt mới (sau khi đất nước giành được độc lập): Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình…, phụ nữ …, thanh niên…)


3. Lập luận
Lập luận là gì? Lập luận là những dẫn chứng, lý lẽ để chứng minh cho luận điểm. Trong văn bản “Chống nạn thất học”  tác giả đã đưa ra luận cứ để khẳng định luận điểm như nào?


Gợi ý:


Trước đó dân ta hơn 95 % mù chữ -> để xây dựng đất nước mới thì nhân dân ta cần có kiến thức cần phải biết đọc, biết viết -> cần làm bằng mọi cách để nhân dân ta biết đọc, biết viết -> tất cả các tầng lớp không phân biệt ai kể cả phụ nữ càng phải học -> thanh niên là đội ngũ tiên phong.


-> Như vậy khi nhìn vào hệ thống thứ tự những luận cứ như trên để chứng minh cho luận điểm thì ta có thể gọi đó là lập luận. Lập luận sao có logic, có sức thuyết phục nhất đối với bạn đọc.

Từ khóa:

Soan bai dac diem cua van ban nghi luan, soạn bài đặc điểm của văn bản nghị luận.

Related Posts