SOẠN BÀI CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

ĐỀ BÀI: SOẠN BÀI CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ LỚP 6.


I. Câu thiếu chủ ngữ
Tìm chủ ngữ, vị ngữ của những câu đã cho:
Gợi ý: Câu này thiếu chủ ngữ và chỉ có vị ngữ
a) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
-> Sửa lại: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”  /cho thấy Dế Mèn biết phục thiện
                                        C                                               V
b) Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí", em / thấy Dế Mèn biết phục thiện.
                                                              C                     V
-> Câu này đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ


II. Câu thiếu vị ngữ
1.Tìm chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu đã cho:
 (1) Thánh Gióng / cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
            C                                                             V
(2) Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
-> Đây là một cụm danh từ
(3) Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
-> Câu mới có chủ ngữ
(4) Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
          C                       V
-> Sửa những câu sai:


– Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt…quân thù là một hình đẹp biểu tượng cho những tấm gương anh hùng của dân tộc ta.
– Cô giáo yêu quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.

Soan bai chua loi ve chu ngu va vi ngu


III. Luyện tập
1. Gợi ý đặt câu hỏi:
a) Những ai không làm gì nữa?
b) Con gì đẻ được?
c) Ai già rồi chết? Bác tiều như thế nào?


2. Trong những câu đã cho có câu (b) sai bởi câu này thiếu thành phần chủ ngữ của câu. Câu (c) thiếu thành phần vị ngữ.


3. Gợi ý điền từ: Để đặt được những chủ ngữ để hoàn thành câu ta thường đặt những câu hỏi như :là ai? Là cái gì?
a) Em bé bắt đầu học hát
b) Chú chim hót líu lo
c) Hoa trong vườn đau nhau nở rộ
d) Chúng em cười đùa vui vẻ.


4. Gợi ý điền từ: Để điền thêm vị ngữ hoàn thành câu thường đặt câu hỏi: là gì? Cái gì? Làm sao ? Như thế nào?…
a) Khi học lớp 5, Hải đã được nhiều điểm 10.
b) Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất buồn ăn năn và vô cùng hối hận.
c) Buổi sáng, mặt trời mọc giống như quả câu lửa bừng sáng.
d) Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện ở địa phương.


5. Gợi ý trả lời: Để chuyển câu ghép thành câu đơn ta hãy tách từng vế câu rồi chỉnh thành câu đơn hoàn chỉnh.
Ví dụ câu a) được chuyển thành: Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con. Còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.

 

Related Posts

Exit mobile version