Soan bai Chay giac – Soạn bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 1: Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược:
+ Tác giả đã miêu tả chân thực sâu sắc, cảnh đất nước khi bị thực dân pháp đến xâm lược, hình ảnh cảnh chợ hoang tàn, tan nát đã thể hiện một hiện thực khốc liệt của cuộc sống, hình ảnh đó miêu tả một nỗi niềm trong tâm hồn của tác giả trước những vấn đề của cuộc sống.
+ Đầu tác phẩm, tác giả đã dùng cách miêu tả tiếng súng để mở đầu cho một cuộc xâm lược.
+ Không gian là lúc tan chợ, mọi cảnh vật đều như rơi vào trạng thái cô đọng, hoang tàn, khung cảnh náo loạn khi nghe thấy tiếng sung: “ bọn trẻ lơ xơ chạy”, bầy chim bay dáo dác…
+ "Một bàn cờ thế phút sa tay": nói về tình thế của đất nước lúc bấy giờ, khó khăn, có thể rơi vào tay giặc bất cứ lúc nào.
b. Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả:
+ Cách tả thực của tác giả đã nêu lên một khung cảnh bi thương, mức độ hoang tàn của xã hội lúc bấy giờ, tất cả đang bị chìm vào sự khó khăn, dáo diết của tác giả, nỗi khổ đau đó thể hiện sự khổ cực của nhân dân.
+ Cảnh dáo dác của mọi người, mọi cảnh vật đều trở nên hỗn độn trước mọi cảnh vật của không gian.
+ Tiếng súng cất lên báo hiệu những điều không tốt đang diễn ra, tất cả mọi thứ đang dần tràn vào không gian, làm náo loạn cuộc sống của người nông dân nghèo khổ.
+ Lũ trẻ cũng lơ xơ chạy, đàn chim cũng dáo dác bay, tiếng súng nổ ra làm Bến Nghé tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
+ Tất cả những hình ảnh đó thể hiện một bức tranh hoang tàn, ở đó mọi cảnh vật đều rơi vào mức độ hoang tàn, nhân dân rơi vào cuộc sống khó khăn.
Câu 2: Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?
+ Tâm trạng của tác giả, đau xót trước khung cảnh của thiên nhiên rộng lớn, mênh mông đó, tất cả cảnh vật đều chìm vào máu lửa, với trái tim giàu tình yêu đất nước, tác giả đang đứng trước một hiện thực xã hội khốc liệt, ở đó con người đang phải đối mặt với khổ cực của cuộc sống.
+ Ông đau xót cho đất nước, đau thương cho số phận của những con người, bất bình trước cảnh của nhân dân, của cuộc sống, tất cả đều trở thành nỗi thất vọng, vây kín tâm hồn của tác giả.
Câu 3: Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết:
"Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc họa này"
+ Tác giả đang tự đặt câu hỏi về thời cuộc của đất nước, những người có trọng trách với đất nước đâu rồi, mà để nhân dân phải mắc phải họa khổ đau này.
+ Tác giả đã thể hiện tâm trạng của mình trước thời cuộc, tự đặt câu hỏi cho mình, và đang có vẻ trách móc những người giữ trọng trách với đất nước, tại sao không lo cho dân, cho chúng để những người dân đen phải chịu những mối họa này.
+ Sự thờ ơ, vô trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn, của vua là một trong những nguyên nhân tạo nên những nỗi khổ đau, cơ cực của người nông dân.
+ Những nỗi xót xa đó đã để lại cho tác giả, một cái nhìn riêng sâu sắc nhất, thể hiện nỗi niềm của chính tác giả trong cách thể hiện tình cảm của mình đối với tình thế của đất nước lúc bấy giờ.