So sánh câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” với câu thơ “Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Đề bài: Nguyễn Trãi thì sao sánh tiếng nước với tiếng đàn. Hồ Chí Minh thì so sánh tiếng suối với tiếng hát “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai cách ví von ấy. Qua đó em thấy tâm hồn và cách thể hiện của các nhà thơ như thế nào?

Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều là những nhà thơ lớn và có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam. Và điều thú vị là hai nhà thơ đã có sự gặp gỡ trong cách miêu tả về âm thanh tiếng suối trong hai bài thơ Côn Sơn ca và bài thơ Cảnh Khuya.

Trước hết, nói về câu thơ của Nguyễn Trãi trong bài thơ Côn Sơn ca, khi miêu tả cảnh sắc của Côn Sơn, nhà thơ Nguyễn Trãi có miêu tả âm thanh tiếng suối chảy, và có sự so sánh khá độc đáo với tiếng đàn:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Câu thơ gợi lên âm thanh trầm bổng của tiếng suối, nó không dữ dội ồn ào mà từ xa vọng lại như có như không, khiến cho nhà thơ liên tưởng đến âm thanh của tiếng đàn cầm. Hồ Chí Minh trong bài thơ Cảnh khuya cũng miêu tả âm thanh tiếng suối và so sánh với âm thanh của tiếng hát xa:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Âm thanh tiếng suối trong Cảnh khuya cũng là âm thanh từ xa vọng lại nhưng nó lại du dương, tha thiết như tiếng hát xa. Nhìn chung, cả hai câu thơ đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ,những tâm hồn có khả năng hòa hợp với thiên nhiên. Hai nhà thơ cùng nghe tiếng suối như nghe nhạc trời. Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm, một bên nhạc là tiếng hát. Tuy khác nhau nhưng đều là âm nhạc và đều thể hiện được tâm hồn nhạy cảm cùng khả năng sáng tạo độc đáo của các nhà thơ.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH KHUYA

CANH KHUYA

BÀI THƠ CẢNH KHUYA

HỒ CHÍ MINH

Related Posts