Phân tích sáu câu thơ cuối bài thơ Cảnh ngày xuân

Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn phân tích sau câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân

Bài thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động, đó cũng chính là không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm. Nguyễn Du đã rất thành công khi tái dựng lại được không khí mùa xuân ấy. Đặc biệt trong sáu câu thơ cuối của đoạn trích, tác giả không chỉ diễn tả được tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều khi trở về mà còn tái hiện được một bức tranh mùa xuân trong ánh chiều tà.

Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du tươi đẹp trong sắc cỏ non choáng ngợp tầm mắt đến tận chân trời, điểm xuyết thêm những cánh lê trắng tinh khôi trong ánh nắng mùa xuân làm nao nức lòng người:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bức tranh ngày xuân tươi đẹp, rạng rỡ càng làm không gian của những ngày lễ hội trở nên náo nức, rộn ràng, đó chính là lễ hội của tiết thanh minh. Vào tháng ba hàng năm, mọi người cùng nhau đi tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của người thân; đồng thời cũng diễn ra những lễ hội mùa xuân đầy hấp dẫn, là cơ hội để mọi người cùng nhau đi du xuân, cùng nhau trò chuyện, kết bạn, thưởng ngắm cảnh sắc tuyệt vời nhất của một năm:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”.

Nếu không gian của buổi sáng là không gian tràn ngập tiếng cười nói, đông đúc người xe qua lại tấp nập thì khi chiều về lại là thời điểm kết thúc của buổi tiệc mùa xuân. Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, vì vậy mà hấp dẫn đến đâu, tươi vui đến đâu, tiếc nuối thế nào thì cũng sẽ kết thúc khi chiều tàn. Nguyễn Du đã rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả cảnh chiều tàn này:

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.

“Bước dần theo ngọn tiểu kê

Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”

Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều.  Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc.

Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CẢNH NGÀY XUÂN

CANH NGAY XUAN 

THÚY KIỀU

THÚY VÂN

Related Posts

Exit mobile version