Phân tích đoạn trích Nỗi sầu oán của Nguyễn Gia Thiều

Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi sầu oán: nêu vắn tắt về tác giả, cho biết hiện thực được phản ánh trong đoạn trích ngoài số phận bi thương của người cung nữ.


Nếu như nhắc đến Nguyễn Du người ta nhớ ngay đến Truyện kiều, nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta đọc chùm thơ thu thì nhắc đến Nguyễn Gia Thiều là nhắc tới Cung oán ngâm. Đây là một tác phẩm lớn và giàu giá trị nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều. Đặc biệt đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ là một đoạn trích tiêu biểu cho số phận bi thương của người cung nữ. Không chỉ thế, đoạn trích cũng gợi mở cho người đọc những giá trị hiện thực khác ngoài số phận người con gái.


Về tác giả Nguyễn Gia Thiều, ông sinh ra tại mảnh đất Kinh Bắc với nhiều làng nghề nổi tiếng và đậm đà khúc hát dân ca. Không những thế, ông còn xuất thân từ một gia đình quý tộc quyền quý. Từ ông nội, bà nội cho đến cha mẹ, vợ đều là những người xuất thân từ bậc cao quý. Nguyễn Gia Thiều là người học rộng tài cao, thông hiểu nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên ông sinh ra trong một thời đại đầy biến động, sau khi vua Quang Trung lên làm vua thì nhà thơ cũng trở về quê sống cuộc sống bình dị đến cuối đời.


Cung oán ngâm khúc là một tác phẩm lớn của Nguyễn Gia Thiều kể về nỗi bất hạnh, cô đơn của những người cung nữ bị nhà vua bỏ rơi. Tác phẩm được viết bằng thể thơ song thất lục bát, nghệ thuật miêu tả tâm trạng sinh động, tinh tế, ngôn ngữ tài hoa đài các. Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ từ câu 209 đến câu 244.


Ngoài việc phản ánh số phận đau đớn, tủi nhục của người cung nữ nơi cấm cung lầu nghiêm xa hoa đài các thì đoạn trích còn phán ảnh hiện thực xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đó là hiện thực, nam nhi có thể nam thê bảy thiếp còn phận gái thì chỉ trọn vẹn một đời chồng. Bình thường nếu người chồng chẳng may không còn nữa thì người con gái đó cũng phải ở vậy thủ tiết suốt đời. Đó điều bất công cho số phận của người con gái. Phận nam nhi, vua chúa thì nay đến với người này mai đến với người nọ. Hết yêu, hết sủng ái thì người con gái đó trở thành “hoa rữa nhụy dần”:


“Khoảnh làm chi bấy chúa xuân,
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”


 Cung quế, lầu gác nguyệt kia giống như một cái nhà tù đẹp nhưng khó thoát cầm tù người con gái suốt cả cuộc đời. Đặc biệt thông qua đoạn trích ta cũng có thể hiểu ra một sự thật những cung nữ, phi tần không hề vui vẻ là mấy. Người vua chúa ngày đêm lo việc triều chính mà lại có tần ấy người đẹp bên cạnh thì làm sao có thể lo việc nước nhà.


Không chỉ vậy, đoạn trích cũng thể hiện rõ cuộc sống xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa phong kiến:


“Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ,
Gác thừa lương thức ngủ thu phong.
Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng,
Gương loan bẻ nửa, dải đồng xé đôi.

Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm,
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ.
Thâm khuê vắng ngắt như tờ,
Cửa châu gió lọt, rèm ngà sương gieo”


Vua chúa thời xưa sống trong cảnh lầu đãi nguyệt, gác thừa lương, phòng tiêu và sử dụng toàn những đồ đạc quý giá như gương loan, dải đồng, cửa châu, rèm ngà, gối loan, chăn cù. Đó đều là những hình ảnh sự vật quý giá. Vậy đã có bao giờ chúng tự hỏi rằng cung quế, gác nguyệt kia ở đâu ra không, rồi cửa châu, rèm ngà ai đã làm ra. Chúng sống xa hoa tráng lệ bao nhiêu thì nhân dân càng khổ cực bấy nhiêu. Để làm nên một cung quế, một gác nguyêt như thế người dân không những mất tiền mất bạc với vua chúa phong kiến mà còn phải mất sức nữa.


Bên cạnh những phản ảnh hiện thực xã hội đương thời, Nguyễn Gia thiều còn muốn thể hiện quan niệm về cuộc đời bạc bẽo phù du. Con người đến với nhau bởi tình yêu bởi sự quý mến và sống với nhau bằng tình nghĩa thủy chung. Thế nhưng ở đây cuộc đời bạc bẽo phù du ấy khiến cho người cung nữ trở thành người có chồng mà cũng như không. Để rồi buồn, rồi đứng ngồi không yên, ra ngẩn vào ngơ:


“Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải,
Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ.
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thắm để xơ nhụy vàng.”


Chức tước phi tần, cung nữa kia, nơi ở lầu son gác tía kia hay đũa vàng chén ngọc cũng những món cao lương mỹ vị trên đời kia chỉ là phù du mà thôi. Con người có một phần xã hội, tức là cần được giao tiếp, cần được yêu thương. Thế nhưng cuộc đời quá đỗi phù du bạc bẽo, tưởng chừng yêu lấy một người thì người đó sẽ yêu lại mình, thế nhưng vua chúa đã chán chường bạc bẽo thì phận nữ nhi chỉ biết ngậm ngùi ngóng chờ rồi lại thất vọng nặng nề.


Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ không chỉ bó gọn nội dung vào phạm vi kể về số phận đau đớn tủi nhục của người cung nữ bị ruồng bỏ mà sau nó còn là một hiện thực xã hội phong kiến bạc bẽo, tàn ác, xa đọa. Trong đoạn trích nhà thơ cũng sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật mà tiêu biểu là nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động và nghệ thuật đối lập để truyền tải nội dung đến người đọc.

 

Related Posts

Exit mobile version