Phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn phân tích đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều- Nguyễn Du

Sau khi gia đình gặp gia biến, để cứu cha và em trai, Thúy Kiều đã quyết định hi sinh hạnh phúc, tự do của bản thân để đổi lấy sự bình yên cho gia đình. Để có tiền chuộc cha, Thúy Kiều đã bán mình cho Mã Giám Sinh. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã miêu tả chi tiết cảnh mua bán của Mã Giám Sinh với mụ mối, cùng với đó là tâm trạng đau buồn, sầu thảm của nàng Kiều khi bị mang ra cân giá như một thứ hàng hóa.

Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn về nguồn gốc của cuộc mua bán, đó là sự dẫn dắt của mụ mối với người bỏ tiền ra mua Thúy Kiều là Mã Giám Sinh.

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần”

Sau khi quyết định bán mình, vài ngày sau mụ mối đã dẫn đến nhà Thúy Kiều một người “khách hàng”, theo như lời giới thiệu của mụ mối thì đó là một người “viễn khách, tên Mã Giám Sinh, hắn là người họ Mã, “Giám Sinh” là tên gọi học trò ở Quốc Từ Giám, trường lớn ở kinh đô xưa. Như lời giới thiệu của hắn thì hắn ta là người có ăn có học tử tế. Nhưng chỉ ngay câu nói sau đã tạo ra sự mâu thuẫn trong lời nói, là người viễn khách nhưng lại giới thiệu quê ở Lâm Thanh cũng gần. Như vậy, ngay trong ấn tượng đầu tiên, Mã Giám Sinh đã ẩn hiện chút gì đó không rõ ràng, trung thực.

“Quá niên trạc tuổi tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà bang dẫn lối đưa vào vấn danh”

Là thư sinh trường Quốc Tử Giám nhưng ngoại hình của Mã Giám Sinh lại có gì đó không  đúng lắm, “trạc tuổi tứ tuần”, tức là đã ngoài bốn mươi tuổi mà trong xã hội xưa ở độ tuổi này thường yên bề gia thất rồi. Nhưng trái ngược với độ tuổi tứ tuần của mình, hắn ta ăn mặc chải chuốt cầu kì “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bảo”. Nhưng chính sự chau chuốt thái quá này lại cho ta thấy sự cầu kì một cách kệch cỡm, không hề phù hợp với độ tuổi của mình.

Không chỉ ngoại hình có phần không đáng tin mà ngay cả những tên đầy tớ đi theo cũng nhốn nháo không hề giống như những tên gia nhân của những gia đình danh giá “Trước thầy sau tớ lao xao”. Như  vậy ta có thể thấy giữa chủ và tớ Mã Giám Sinh không hề có một quy củ, phép tắc nào mà giống những tên gia nhân đi thuê, đi mượn. Nhìn vào những hành động của Mã Giám Sinh ta càng thấy rõ được bản chất của một tên vô học:

“ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

“Ghế trên” là ghế dành cho những người có địa vị trong gia đình, những người bề trên, những bậc phụ mẫu, nhưng nhân danh là thư sinh trường Quốc Tử Giám mà ngay những quy tắc cơ bản cũng không biết hoặc hắn ta cố tình không biết. “Ngồi tót sỗ sàng” cho thấy hành động trái phép tắc của một tên vô học. Trái ngược với sự sỗ sàng, lao xao của đám người Mã Giám Sinh, Thúy Kiều mang một nỗi lòng sầu muộn, đau đớn. Vui vẻ sao được khi đây chỉ là một cuộc mua bán, rồi đây tương lai của nàng ra sao  cũng không thể biết trước “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”, cùng với đó là sự e ngại trước tương lai going tố trước mắt:

“ Ngại ngùng rợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”

Như vậy,qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tác giả Nguyễn Du đã tái hiện chân thực mà cũng đầy xót xa về cảnh mua bán và sự day dứt, đau khổ của nàng Kiều trong cuộc mua bán ấy.

 

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

TRUYỆN KIỀU

TRUYEN KIEU

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

THÚY KIỀU

Related Posts