Phân tích bài Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh

Đề bài: Em hãy phân tích bài Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh

Nói về văn chương đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, định nghĩa, xác định công dụng chức năng của nó đối với đời sống của con người chúng ta. Một trong những bài nghiên cứu ấy phải nói đến Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh. Trong bài viết, những luận điểm rõ ràng về nguồn gốc cũng như chức năng của văn chương sẽ khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nó.

Thứ nhất, tác giả đề cập về nguồn gốc của văn chương. Bằng việc dẫn ra một câu chuyện Ấn Độ, nhà nghiên cứu nhận định đó là nguồn gốc của văn chương. Theo đó, nguồn gốc văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống nào đó. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Có thể nói nguồn gốc văn chương chính là lòng yêu thương. Vậy văn chương bắt nguồn từ đâu?. Theo Hoài Thanh văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày từ những bài ca dao về “Trâu ơi ta bảo trâu này…” cho đến những tác phẩm lớn. Không những thế văn chương còn bắt nguồn từ cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, văn chương còn bắt nguồn bởi những văn hóa, lễ hội truyền thống. Tóm lại văn chương có nguồn gốc từ tình yêu thương của con người đối với cuộc sống. Hoài Thanh đã thật khéo léo khi biến bài nghị luận trở thành một bài văn giàu sức thuyết phục mà vô cùng hấp dẫn. Cách dẫn vào vấn đề của tác giả vô cùng tự nhiên.

y-nghia-van-chuong1-0

Thứ hai, tác giả đề cập đến công dụng và nhiệm vụ của văn chương đối với đời sống con người. Về nhiệm vụ của văn chương Hoài Thanh chỉ ra rằng, văn chương phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực. Từ hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu cho đến cánh cò trong ca dao đều phản ánh hiện thực đời sống. Từ truyện Thạch Sanh cho đến truyện Cây bút thần đều phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực đời sống cho người lao động. Về công dụng của văn chương, Hoài Thanh chỉ ra rằng văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Để chứng minh cho điều này, tác giả dẫn ra hai câu chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài. Nhà phê bình thật đúng khi nhận định rằng “Một người hàng ngày chỉ lo cặm cụi vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, mừng, buồn, giận cùng với những người ở đâu đâu…hay sao”.

Tóm lại, qua bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thưc và sáng tạo hiện thực.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

Y NGHIA VAN CHUONG CUA HOAI THANH

EM HAY PHAN TICH Y NGHIA VAN CHUONG CUA HOAI THANH

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG CỦA HOÀI THANH

EM HÃY PHÂN TÍCH Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG CỦA HOÀI THANH

Related Posts